Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?

Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?

 

Ngày nay, thủ thuật niềng răng đang trở nên ngày càng phổ biến, mang lại hàm răng xinh đẹp, nụ cười tự tin cho người được điều trị. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về quá trình điều trị này, hãy để Nha Khoa Sakura  bật mí giúp bạn qua bài viết sau đây.

1. Tại sao niềng răng mang lại nụ cười đẹp cho bạn?

Niềng răng hay chỉnh nha (theo cách gọi trong y khoa) là thủ thuật cố định, giúp điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, răng thưa,... để hàm răng của bạn trở nên đều thẳng tắp và mang lại nụ cười xinh đẹp hơn. 

Bác sĩ nha khoa sẽ thay đổi vị trí răng của bạn bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng và sắp xếp chúng đến vị trí mong muốn. Những áp lực tác động răng sẽ khiến chân răng phải di chuyển, đồng thời phần khoảng trống sẽ được lấp lại bởi xương mới, tránh để răng quay về vị trí cũ. 

Việc niềng răng thành công có thể mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và sự tự tin trong giao tiếp

Việc điều trị thành công có thể mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và sự tự tin trong giao tiếp

Trong một số trường hợp, bạn có thể buộc phải nhổ một số chiếc răng trước khi thực hiện quá trình chỉnh nha, để chừa khoảng trống cho răng di chuyển. Từ đó giúp bạn loại bỏ hiện tượng răng mọc lộn xộn, mất cân đối, khấp khểnh, bị hô hoặc móm,…

Quá trình niềng răng dài hay ngắn phụ thuộc vào hàm răng và độ tuổi của mỗi người. Nếu bạn chưa đến tuổi trưởng thành và răng không bị lệch lạc quá nhiều, bạn có thể chỉ cần mất từ 1 - 2 năm cho một nụ cười đẹp. Bạn sẽ phải trải qua các bước như sau:

  • Thăm khám tổng quát: bạn sẽ được đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng, xương hàm và làm vệ sinh răng miệng, điều trị tủy răng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn phác đồ, vị trí đặt mắc cài và tư vấn các loại mắc cài hiệu quả, phù hợp nhất đối với bạn.

  • Tách kẽ răng: các khoảng trống được tạo ra sau khi tách kẽ giúp răng có thể di chuyển theo mong muốn. Trong giai đoạn này, bạn có thể sẽ phải nhổ răng để có thể sở hữu hàm răng như ý muốn.

  • Gắn mắc cài: bác sĩ sẽ sử dụng loại mắc cài bạn đã chọn gắn lên răng và dùng một số dụng cụ hỗ trợ khác để định hình hàm răng. Bạn sẽ phải đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến độ và được điều chỉnh trong suốt quá trình chỉnh nha.

  • Tháo dụng cụ: Sau khi có được hàm răng như ý, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và theo dõi thêm cho bạn, với khoảng thời gian tùy theo mỗi trường hợp. 

Hình ảnh minh họa đặt thun tách kẽ răng

Hình ảnh minh họa đặt thun tách kẽ răng

2. Các loại niềng răng thường được dùng phổ biến hiện nay

Loại sử dụng mắc cài

  • Kim loại: thép không gỉ thường sẽ được sử dụng để làm nên mắc cài kim loại. Tùy theo nhu cầu cá nhân, vật liệu có thể thay thế bằng vàng hoặc bạc. Mặc dù có chi phí rẻ và tính hiệu quả cao, thế nhưng mắc cài kim loại mang lại nhiều cảm giác khó chịu cho người sử dụng, cần phải được vệ sinh kĩ để loại bỏ thức ăn thừa bị vướng phải.

  • Sứ: mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn do có màu sắc đặc thù, nhưng thời gian niềng răng có thể bị kéo dài hơn. Đồng thời, chất liệu sứ cũng có chi phí cao, dễ bị vỡ hoặc hư hỏng nếu không được sử dụng cẩn thận.

  • Loại tự khóa: dây thun cố định trong các loại mắc cài thông thường sẽ được thay thế bằng loại mắc cài có nắp tự động hoặc cách kim loại để cố định dây cun, giúp bạn đỡ phải chịu đau đớn nhưng vẫn tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, loại mắc cài này có thể gây vướng víu cho người đeo và có giá thành cao hơn các loại khác.

  • Niềng răng mặt trong: Thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng. Nhờ vậy, người niềng sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Loại không sử dụng mắc cài

  • Khay nhựa (niềng răng trong suốt Invisalign): không cần sử dụng những dụng cụ phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng loại khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng. Bạn cũng có thể tháo nó ra để vệ sinh, đồng thời vệ sinh răng miệng và tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống, cũng như trong giao tiếp.

Khay nhựa có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng

Khay nhựa có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng

3. Niềng răng nên ăn gì để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng?

Sau khi mang niềng, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự khó chịu và bất tiện của bộ niềng, nhất là sau mỗi lần điều chỉnh và siết dây cung (một số trường hợp cần phải nhổ răng). Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang niềng răng. 

Một số gợi ý về những món ăn dinh dưỡng, giúp bạn đỡ cảm thấy khó chịu trong khi thưởng thức như sau:

  • Súp, cháo: bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm trong món súp hoặc cháo của mình, giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị cho món ăn, đồng thời cho cảm giác ngon miệng hơn.

  • Các món hầm, luộc mềm: việc sử dụng kết hợp các món hầm, luộc trong bữa ăn vừa giúp bữa ăn thêm phong phú nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn.

  • Các loại sữa và sản phẩm liên quan: bạn có thể sử dụng sữa tươi, sữa chua kết hợp cùng các loại trái cây, ngũ cốc giúp tăng thêm khẩu vị của mình.

  • Sinh tố, trái cây mềm: bạn nên ăn những trái cây không quá cứng, gây nên cảm giác đau và khó chịu như ổi, cóc, táo,… và thay thế bằng các loại trái cây mềm như bưởi, quýt, dâu tây,… Với món sinh tố trái cây, bạn chỉ cần mix các thành phần, xay nhuyễn và thưởng thức mà không cần phải lo lắng gì.

Bạn nên sử dụng những thức ăn mềm nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng

Bạn nên sử dụng những thức ăn mềm nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng

Những loại thức ăn không nên sử dụng trong quá trình điều trị:

  • Các món ăn vặt: snack, que cay, xiên nướng, bánh tráng,… đều là những món ăn có tính chất giòn, dai, có thể để lại nhiều vụn thức ăn trong khoang miệng của bạn.

  • Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹp thịt,… vừa chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho tiêu hóa, vừa có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu, làm mất khẩu vị khi ăn uống.

  • Thức ăn cứng: những món ăn, thực phẩm quá cứng (táo, ổi, thịt nướng/quay,…) khiến bạn phải cắn, nhai mạnh, có thể ảnh hưởng đến bộ niềng và phần chân răng của bạn. Nếu bạn quá thèm dùng món, hãy cắt nhỏ thực phẩm sao cho vừa miệng rồi  thưởng thức chúng.

Viết bình luận của bạn
Messenger Messenger Zalo Zalo Hotline Gọi ngay Facebook Bản đồ
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Hotline
Gọi ngay
Facebook
Bản đồ